Những năm 1990s, giá nhà ở những thành phố lớn của Úc bằng khoảng lương của 2.5 năm thu nhập. Ví dụ lương 50 nghìn đô thì nhà là 125nghìn đô thôi.
Hiện nay tỉ lệ này tăng từ 2.5 lên 6. Thu nhập cộng dồn của 6 năm. Và giá nhà trung bình đã tăng lên 900 nghìn. (Chú ý: nhà nó lại giao động từ căn hộ bé tí cho sinh viên tầm 200 nghìn đô đến vài triệu đô nên ước tính vậy chứ tất nhiên nhà 500-600K cũng nhiều nha). Nghĩa là, cho dễ hình dung để mua đc căn nhà 900k thì thu nhập trung bình phải là 150 K và người mua phải để dành được khoảng 250 nghìn đô để đặt cọc (và để ngân hàng chịu cho vay chỗ còn lại). Ngoài ra còn phải có credit score tốt, không trốn nợ, trả chậm, và có thu nhập THƯỜNG XUYÊN. Anh chị nào lâu lâu làm ăn được một cục to, tuy phong lưu nhưng ngân hàng lại không thích cho vay vì phập phù, ngân hàng ưa cầm chuôi thích những con ong cần mẫn cơ.
Tại sao lại là 250 nghìn đô? Khoản này bao gồm: 20% tiền cọc nhà, 5% stamp duty còn lại là hành chính và giấy tờ.
Bao lâu thì tiết kiệm được 250 nghìn đô?
Lương 150K sau thuế còn khoảng 120K. Tức là mỗi tháng có 10K bỏ túi. Đây có lẽ là lương của một gia đình vì lương trung bình middle income cá nhân của Úc theo Tổng cục thống kê là 65,000 đô, là mức lương thường gặp median đó không phải average đâu. Gia đình nào chỉ có một người đi làm thường khó khăn hơn. Nếu chưa mua được nhà thì mỗi tháng đi thuê một căn chi phí bèo ra cũng $2000-3000. Điện nước, ăn uống đi lại bảo hiểm mua sắm, thật tiết kiệm thì có lẽ hết chừng $3000. Bỏ qua những khoản đột xuất thì giỏi lắm tiết kiệm được $4000 mỗi tháng. Nếu gia đình trẻ có nuôi con nhỏ thì khoản tiết kiệm này không âm là bố mẹ cũng rất cố gắng, rất giỏi rồi.
Theo đúng tinh thần chi phí ở trên thì 5 năm ạ. 5 năm này phải mua sắm đồ thật bèo và không đi du lịch, không có con, không ốm đau …viết đến đoạn này chữ TRẦM UẤT nó hiện ra to đùng. Ai thông thái thì nhận ra tiêu dùng cách này chỉ thực hiện dễ nhất vào thời sinh viên. Nhưng sinh viên thì ham vui, thích tiêu, ít bạn nhìn đường dài, với lại sinh viên đã chắc gì có thu nhập tốt và ổn định ngay được.
Nhưng không dành dụm được 250 nghìn đô này để đặt cọc thì cho dù có lương 150 nghìn mỗi năm cũng không có ngân hàng nào nó cho vay đủ mua nhà ý.
Ngân hàng Bameta
Theo thống kê năm 2010 chỉ có 12% hồ sơ vay mua nhà được bố mẹ hỗ trợ cho bằng cách cho tiền cọc nhưng hiện nay con số này đã lên hơn 60%. Tức là nếu bố mẹ không khá giả thì con cái cũng ít có khả năng mua được nhà trong tình hình hiện nay
Nghĩa là giống hệt thời vua chúa 2 thế kỷ trước
Con vua thì lại làm vua
Con sãi ở chùa đi quét lá đa
(Ca dao)
—
Friend list mình có bạn có đến 10 cái nhà, không ít bạn có 1,2 nhà, cũng có nhiều bạn đi thuê, hay có nhà mà cho thuê và đi thuê chỗ khác nữa.
Dù sa cũng thật may mắn là chúng ta có một mái nhà
Còn ai có sự hỗ trợ của ngân hàng Bameta thì may mắn tập hai nha. Nói đùa vậy chứ các NGÂN HÀNG cứ khoẻ mạnh, vui tươi, không ốm đau là mừng lắm rồi, không mong đợi gì hơn
Thôi mình xuống uống cà phê đã. Sáng sớm mình hay lười nằm đọc tin tức và tiện thì viết nhanh như thế này. Sáng đọc mấy bài báo hay quá, tổng hợp lại cho thấm thía.
Bài mình viết với các ước tính chi phí sống thực ở Melbourne. Nguồn:
- https://apple.news/AxFCVthRhSPC1Sq9700erkA
- https://www.abc.net.au/listen/programs/themoney/inheritocracy/102892758
- https://www.abc.net.au/news/2021-09-15/house-prices-grow-what-is-being-done/100462060
- https://www.ahuri.edu.au/sites/default/files/documents/2023-03/AHURI-Final-Report-395-Pathways-to-home-ownership-in-an-age-of-uncertainty_1.pdf