Bia và lũ ở Queensland

Chuyện về Queensland có 2 chuyện, trong đó chuyện thứ nhất nếu các bạn nói chuyện với ai ngoài 30 tuổi thì có lẽ họ sẽ biết.

  1. BEER STRIKE – Đình công bia. Chuyện này xảy ra tầm năm 1978. Khi các công nhân bia đình công hơn 1 năm trời. Lần đầu tiên trong đời rất nhiều người dân Queensland không có bia uống trong khi khí hậu ở đây thì đúng Khí hậu dành cho Bia mát lạnh quanh năm

Đây là một ‘chấn động’ tâm lý sâu sắc. Các câu chuyện kể lại bao gồm cảm xúc với bia ngoại. Ví như: Lần đầu tiên trong đời tôi phải uống bia Tiger (bia nhập) hay Richmond (bia của bang Vic). Hay, Tôi uống 1 ngụm xong phun ra, Đây có phải là bia đâu!?? Sau đó, nhãn bia ‘Nhà Nấu’ mọc lên như nấm vì học nấu bia trở thành một thú vui mới của một số gia đình

Chuyện này thực sự khiến mọi người rầu rĩ vì đồ uống yêu thích vắng bóng trong vòng hơn 1 năm trời. Thử tưởng tượng món gì phổ biến, uống hàng ngày như sữa, trà sữa hay rượu vang (ủa mà rượu vang đâu có ngày 1 chai đâu…) mà bỗng dưng biến mất tiền không mua được có phải buồn không? Mà lại phải đúng nhãn hiệu đúng vị đã quen cơ.

Sau trận đình công dài lịch sử này thì lương của công nhân bia đã được cải thiện. Đồng thời điều kiện và thời gian làm việc cũng tốt lên. Mà hồi đó họ chỉ đình công đòi tuần làm việc có 40h thôi đấy, vẫn còn dài hơn tuần làm việc hiện tại của Úc là 37.5/tuần.

Còn loại bia mà ng Queensland yêu thích và trung thành? Hãy hỏi loại 4 ích, XXXX (Google coi chừng ra toàn hình porn không)

  1. FLOODING. Chuyện 2 thì ngắn hơn: chuyện lũ à.

Đó giờ mọi người cứ bảo miền trung chó ăn đá gà ăn sỏi, khó khăn cằn cỗi lại lũ lụt. Nhưng thật ra nếu đi về các vùng của Úc ta sẽ thấy nhiều nơi đất đai cũng khô cằn nóng rát chả kém gì, đào xuống cả mét chỉ thấy đá sỏi. Năm ngoái Úc cháy rừng suốt 6 tháng kinh hồn đó thôi.

Cái khác nhau có lẽ là ở Úc người ta chỉ cố trồng các loại cây bản địa thuận tự nhiên. Những cây này nhìn không có miếng đất nào luôn, mà vẫn sống, vẫn lan khắp nơi tạo môi trưởng cho các con vật bản địa như thằn lằn, rắn… vì trồng cây bản địa nên chúng mới sống mà không cần chăm sóc quá sức, chứ ng nông dân mà trồng cà phê với lúa thì vỡ mặt ngay.

Thêm nữa, cháy rừng là thảm kịch với hầu hết các loài cây, song đối với nhiều loại cây bản địa. Hạt của chúng có vỏ cực dầy lại cần bị nướng cháy mới mọc mầm được. Cũng như có cháy thì các cây già mới ‘gục’ để dành chỗ cho cây non. Cháy rừng vì vậy là những vòng sinh tồn tuần hoàn (kéo vài thập kỷ) thiết yếu của cuộc sống thường ngày, chứ cũng không hoàn toàn là thảm kịch.

Queensland hay lũ, mà địa hình lên dốc xuống đồi thế này nên ngay trong đô thị cũng có những rốn nước hình thành tự nhiên, do địa hình những chỗ này thấp tự nhiên nên mưa nhiều là có nguyên hồ nước tự nhiên, bự bằng nửa cái hồ tây hay 20 cái hồ con rùa.

Sát bên sông Brisbane river có một nhà hàng nổi, xưa nổi giờ vẫn nổi nhưng hỏng hoàn toàn do trận lũ lịch sử năm 2011. Hình ảnh về trận lụt này search cái cũng ra liền, nhìn ngập đến nóc y như Hội An năm rồi vậy. Sau đợt lũ này chính sách bảo hiểm cũng thay đổi, người ta vẫn mua được bảo hiểm Lũ (bảo hiểm PHẢI bán) có điều sẽ phải trả mức phí up to the nose, rất rất cao luôn.

Queensland mà lụt thì bang khác cũng hắt hơi sổ mũi chút chút. Năm 2011 đó giá xoài và chuối ở siêu thị mắc hẳn lên do không có hàng. Đây là vựa trái cây hoa quả xứ nhiệt đới của Úc mà! Chuyện về Queensland tạm tạm vậy đã, mốt kể tiếp tập 3.

Viết riêng cho Live & Learn in Australia ah.
12/2020

Cây xương rồng trong Vườn bách thảo
Hoa lá rực rỡ của Queensland nóng ấm
Gà bush turkey ở Noosa
Chị Thắm quàng khăn HanoiOriginal.com
Bia huyền thoại

Related Posts